Fexofenadin, một chất chuyển hóa của Terfenadin, là một thuốc đối kháng thụ thể Histamin H1 có chọn lọc, hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay mạn tính vô căn. Cũng giống như các thuốc kháng thụ thể Histamin H1 thế hệ mới (không gây buồn ngủ) như Loratadin hay Cetirizin, Fexofenadin giảm các triệu chứng như hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi, vòm miệng hay cổ họng, và ngứa, chảy nước, đỏ mắt ở người lớn và thanh thiếu niên bị viêm mũi dị ứng theo mùa. So sánh với giả dược, Liều đơn 1 lần/ngày Fexofenadin làm giảm các triệu chứng mề đay mạn tính nổi tự phát kéo dài đến 6 tuần. Quan trọng hơn, Fexofenadin gần như không có tác dụng phụ lên tim mạch, không kéo dài khoảng QT hoặc hiện tượng xoắn đỉnh. Bằng chứng chỉ ra rằng không có sự suy giảm nhận thức hoặc suy tâm thần vận động với liều Fexofenadin lên đến 240mg/ngày.
Nổi mề đay đặc trưng bởi tình trạng phát ban tạm thời và nổi mẩn đỏ trên da, thường kèm theo ngứa dữ dội. Các đợt nổi mề đay kéo dài đến 6 tuần được xem như là mạn tính. Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mạn tính là tự phát (vô căn); Nghĩa là không thể xác định nguyên nhân chính xác.[1] Triệu chứng của mề đay mạn tính vô căn được cho là kết quả của sự kích hoạt tế bào Mast trên da và giải phóng ra các histamin.[1]
Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi các triệu chứng tạm thời khi tiếp xúc với các dị nguyên (Các tác nhân gây dị ứng). Dị nguyên bao gồm vảy da động vật, bụi nhà và nấm mốc. Viêm mũi dị ứng có thể được xem như là viêm mũi dị ứng theo mùa nếu các triệu chứng do phấn hoa gây nên. Nguồn gốc tự nhiên của viêm mũi dị ứng theo mùa được ghi nhận bởi những đợt cấp tính, đặc biệt là khi số lượng phấn hoa tăng cao hoặc giảm đi.
Viêm mũi dị ứng theo mùa hay còn gọi là sốt cỏ khô, là một rối loạn kích thích với nhiều triệu chứng được tạo ra bởi sự giải phóng các Histamin. Nó được đặc trưng bởi 1 hoặc nhiều triệu chứng theo sau như:[2]
Nguồn : Internet
Fexofenadin là lựa chọn đầu tiên…
Các thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 (không gây buồn ngủ), như Fexofenadin, là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay mạn tính vô căn (xem bảng So sánh tính năng). [1,4] Sử dụng thuốc kháng Histamin dự phòng vào đầu mùa phấn hoa hoặc từ 2-5 giờ trước khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ làm tặng lợi ích điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.[4] Trong điều trị bệnh mề đay mạn tính vô căn, các thuốc kháng Histamin không có giá trị khi dùng thường xuyên, vì các Histamin này không thể thay thế khi nó đã gắn với thụ thể.
Fexofenadin là một chất chuyển hóa của Terfenadin. Nó là một thuốc kháng Histamin H1 có chọn lọc không đi qua hàng rào máu não. Do đó, nó không có tác dụng gây an thần hoặc tác dụng phụ lên nhận thức. Không giống như những thuốc kháng histamin thế hệ trước, Fexofenadin không có hoạt tính kháng và ức chế xung động giao cảm (anticholinergic)
Fexofenadin dường như có hoạt tính chống viêm và đã chứng minh tác dụng ức chế trên các chất trung gian hóa học (Vd: Cytokine, Leukotrien và các phân tử bám dính) của những phản ứng giai đoạn sớm với dị nguyên trong đường mũi. Những hoạt tính này đã được kiểm chứng in vitro ở nồng độ xấp xỉ với liều lượng trên lâm sàng.
Nguồn: Internet
Fexofenadin được hấp thu nhanh, khởi phát tác dụng từ 1-3 giờ và có thời gian bán hủy dài (11-14h).[6] Nó làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi và ngúa, đỏ, chảy nước mắt. [6] Quan trọng hơn, điều trị hai tuần với Fexofenadin một (120 hoặc 180mg) hoặc hai (40 – 240mg) trên ngày cho thấy các triệu chứng được cải thiện tốt hơn so với giả dược, cho thấy hiệu quả trong vòng 24h. [6] Liều Fexofenadine >= 20mg hai lần/ngày hoặc 180mg một lần/ngày đã chứng mình sự cải thiện đáng kể mức độ ngứa so với giả dược trong hai thử nghiệm mù đôi ở bệnh nhân nổi mề đay mạn tính vô căn. [6]
Fexofenadine >=120mg/ngày nhìn chung có hiệu quả tương tương với Cetirizin 10mg/ngày và Loratadin 10mg/ngày trong việc giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa sau 1 đến 2 tuần điều trị.[7,8] Trong một nghiên cứu, Fexofenadin, chứ không phải là Loratadin hay giả dược, có hiệu quả giảm bớt ngứa, chảy nước, đỏ mắt; Những triệu chứng khác đều được cải thiện bởi cả hai tác nhân hoạt động được so sánh với giả dược. [9] Chưa có thử nghiệm so sánh với Fexofenadin và thuốc kháng Histamin thế hệ 2 khác(Azelsatin và Levocabastin) trong bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa.
So với các thuốc uống kháng Histamin H1 thế hệ 2, Fexofenadine ít có hiệu quả với triệu chứng nghẹt mũi. Sự kết hợp giữa Fexofenadin và thuốc thông mũi mang lại hiệu quả hơn tác động đơn độc với bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa và nghẹt mũi nặng.[14]
Theo đánh giá của bệnh nhân nổi mề đay mạn tính vô căn, Fexofenadine >=60mg/ngày có hiệu quả giảm bệnh với hoạt động hàng ngày và giấc ngủ bình thường; Chất lượng của cuộc sống được đánh giá hiệu quả hơn so với giả dược.[6] Trong các thử nghiệm so sánh, Fexofenadin 120mg/ngày cho thấy cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn Loratadin 10mg/ngày và cho chất lượng cuộc sống cao hơn khi kết hợp với Pseudoephedrine [6] Trong các báo cáo sơ bộ từ 2 thử nghiệm đa trung tâm, Fexofenadin 60mg hai lần/ngày cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mề đay mạn tính vô căn sau 4 tuần điều trị.[6]
Khả Năng Dung Nạp Tốt
Fexofenadin có khả năng dụng nạp tốt, nói chung tương tự với các thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 khác đã được liệt kê trong bảng so sánh sự khác biệt các tính năng. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ và buồn nôn. Fexofenadin không gây an thần ở hầu hết các bệnh nhân. Fexofenadin không có tác dụng an thần ở hầu hết các cá nhân; Liều lên đến 240mg/ngày không có tác dụng an thần như các thuốc kháng Histamin thế hệ trước.[6] Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc vì vậy phải xem xét ở từng bệnh nhân.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng là giả dược không thấy có ảnh hưởng đến tim mạch, bao gồm kéo dài khoảng QT ở những bệnh nhân điều trị bằng Fexofenadin.[6] Trong các thử nghiệm lâm sàng với số lượng trên 6000 bệnh nhân, không có trường hợp xoắn định nào được quan sát thấy.[6]
Tuy nhiên, đã có một trường hợp được báo cáo là kéo dài khoảng QT, nhịp nhanh thất đa hình khi sử dụng với Fexofenadin.[6] Do đó, cần tranh sử dụng Fexofenadin ở những bệnh nhân nhạy cảm hoặc kết hợp với các thuốc khác vì có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp tim của thuốc.
Mặc dù hiệu quả gần như tương đương nhau giữa các thuốc mới trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay mạn tính vô căn từ nhẹ đến trung bình, nhưng có sự đáp ứng khác nhau giữa các cá nhân với các thuốc kháng Histamin. chỉ tơ nha khoa Việc lựa chọn thuốc nào có thể dựa trên chi phí, thời gian điều trị, liều lượng, tính khả dụng, bệnh nhân và yếu tố bất lợi.
Fexofenadine được ưu tiên lựa chọn hơn các thuốc kháng Histamin khác bởi vì không có tác dụng an thần rõ ràng, suy giảm nhận thức/ tâm thần và ức chế xung động giao cảm. Khả năng dụng nạp dường như không thay đổi với việc sử dụng lâu dài Fexofenadin trong điều trị nổi mề đay mạn tính vô căn. Ngoài việc không chuyển hóa qua gan, những lý do này làm cho Fexofenadin phù hợp với các bệnh nhân lớn tuổi. Chi phí cao hơn so với các thuốc kháng Histamin thế hệ cũ có thể hiểu được trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, vì ít có tác dụng phụ, đặc biệt là không có tác dụng an thần và gây buồn ngủ, có thể dẫn đến té ngã. [5]
(Lược dịch từ nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/406437)
Tài liệu tham khảo:
[1] Kenedy MS. Evaluation of chronic eczema and urticaria and angioedema. Immunol Allergy Clin North Am 1999; 19 (1): 19-33.
[2] Storms WW. A comprehensive diagnostic approach to upper airway disease. J Allergy Clin Immunol 1998; 101: S361-3.
[3] Slater JW, Zechnich AD, Haxby DG. Second-Generation anti-histamines: A comparative review. Drugs 1999 Jan; 57 (1) 31-47.
[4] Dykewwicz MS, Fineman S, Skoner DP, et al. Diagnosis and management of rhinitis: complete guildlines of the Join Task Force on Practice Parameter in Allergy, Asthma and Immonology. Ann Allergy Asthma Inmmunol 1998 Nov; 81 (Pt 2): 478-518.
[5] Britisj National Formulary No 39. London: The Pharmaceutical Press 2000 Mar: 149-50, 490.
[6] Simpson K, Jarvis B. Fexofenadin: a review of its use in the management if seasonal allergic rhinitis and chronic idiopathic urticaria. Drugs 2000 Feb; 59 (2): 301-21.
[7] Howarth PH, Stern MA, Roi L, et al. Double blind, placebo-controlled study comparing the efficacy and safety of Fexofenadine hydrocloride (120 and 180mg once daily) anf cetirizin in seasonnal Allergic rhitnitis. J Allergy Clin inmmunol 1999; 104 (5): 927-33.
[8] Kaiser H, Harris AG, Capano D, et al. A double-blind, placebo-controlled comparison off the safety and efficacy of Loratadin, Fexofenadin HCl and placebo in th treatment of subjects with seasonal allergic rhinitis [abstract no P322]. Allergy 1999; 54 Suppl. 52: 155.
[9] Van Cauwenberge P, Juniper EF, Meltzer E, et al. Efficacy, safety and quality of life – a comparison between fexofenadine, loratadine, and placebo in a treatment of seasonal allergic rhinitis. Presented at the American College of Allergy, Asthma and Immunonlogy Conference, 1999 Nov; Chicago.
[10] Sussman GL, Mason J, Compton D, et al. The efficacy and safety of fexofenadine HCl and pseudoephedrine, alone and in combination, in seasonal allergic rhinitis. J Allergy Clin Inmmunol 1999; 104 (1): 100-6