Nguồn: Internet
Vitamin E là một trong nhiều loại chất chống oxy hóa giàu chất dinh dưỡng có sẵn cho chúng ta ở cả thực phẩm và dạng bổ sung. Loại vitamin mạnh mẽ và tan trong dầu này giúp chữa lành và ngăn chặn các tổn hại gây nên bởi các gốc tự do được tạo ra trong quá trình tự nhiên của cơ thể như tiêu hóa và phục hồi tế báo hư tổn. Hơn hết, mức độ tích tụ gốc tự do cao có thể tăng tốc quá trình lão hóa tự nhiên của chúng ta, cũng như tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm, bệnh tim và thậm chí là ung thư.
Cơ chế hoạt động của Vitamin E
Khi chúng ta nói “Vitamin E”, thì điều mà chúng ta thực sự đề cập đến là một nhóm gồm 8 chất chống oxy hóa khác nhau, là 8 dạng đồng phân của Vitamin E. Vitamin E có 4 loại tocotrienols:
Và 4 loại tocopherols:
Trong số 8 đồng phân này, chỉ có duy nhất alpha-tocopherol là dạng Vitamin E được duy trì trong cơ thể người. Vì lý do này mà alpha-tocopherol là đồng phân có nhiều ý nghĩa dinh dưỡng và hiệu quả phòng ngừa của Vitamin E. Vitamin E là một chất chống oxy hóa tan trong dầu quan trọng, Hữu ích trong việc giữ các màng tế bào lại với nhau thông qua cơ chế chống oxy hóa tích cực. Các dạng khác của Vitamin E như gamma-tocopherol cũng hữu ích trong việc bảo vệ tế bào thần kinh khỏi những tổn thương của oxy hóa. Các dạng tocotrienol cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức bền động mạch. Nhiều cơ chế hoạt động tan trong dầu của Vitamin E giúp ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol và giúp viêm khớp.
Tổng hợp so với tự nhiên?
Khi sử dụng Vitamin E như một chất bổ sung, thì tốt nhất chỉ nên mua dạng tự nhiên vì dạng tổng hợp của Vitamin E chỉ có hiệu lực bằng một nửa so với dạng tự nhiên. Dạng tổng hợp sẽ được gắn nhãn “dl” và dạng tự nhiên sẽ được gắn nhãn “d” ( Ví dụ: d-alpha tocopherol là dạng tự nhiên, còn dl-alpha tocopherol là dạng tổng hợp). Một điều cũng rất quan trọng trong việc mua Vitamin E là nên tìm kiếm một loại tocopherol/tocotrienol hỗn hợp để có được một chất bổ sung đầy đủ các lợi ích. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Vitamin E ở dạng alpha-tocopherol và hầu hết không chứa gamma-tocopherol, mang lại những lợi ích đặc biệt. Cũng có những nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Vitamin E kết hợp với Selen sẽ làm tăng cường trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch.
Những Lợi Ích Sức Khỏe Của Vitamin E
Nhìn chung, Vitamin E giảm sự oxy hóa do stress gây ra trong cơ thể. Những nghiên cứu cho thấy sự liên quan của nhiều chứng bệnh với sự oxy hóa dó stress gây ra. Lượng Vitamin E nạp vào cơ thể có tác dụng bao phủ thành tế bào của chúng ta bằng một lớp lipid bảo vệ, làm giảm quá trình lão hóa trong các mô của chúng ta. Nó cũng giúp giảm những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường và độc tố thực phẩm lên cơ thể chúng ta.
Nguồn: Internet
Dưới đây là một vài cách mà Vitamin E có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thông thường và đặc trị như:
Bệnh Alzheimer’s: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer’s với sự tổn thương tế bào do oxy hóa, vì vậy tác dụng chống oxy hóa của Vitamin E có thể giúp ích trong vấn đề này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Vitamin E có thể cải thiện sự tập trung tinh thần ở những người khỏe mạnh. Nó cũng có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm, và tăng sự tập trung ở những người bị chứng mất trí nhớ.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quá trình oxy hóa có thể tạo ra LDL-Cholesterol (Cholesterol xấu) có thể thúc đẩy tắc nghẽn trong các động mạch vành (cục máu đông). Đặc tính chống Oxy hóa của Vitamin E giúp hạn chế lượng LDL do quá trình oxy hóa tạo ra, ngăn chặn sự chuyển đổi Cholesterol thành mảng bám động mạch (xơ vữa động mạch). (Một nghiên cứu được tiến hành trên 90000 nhân viên y tá của bệnh viện chỉ ra rằng những y tá nào sử dụng liều cao vit E thì giảm được tới 40% các chỉ số của bệnh tim mạch).
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất như chức năng miễn dịch và sửa chữa ADN. Giúp chống nhiễm trùng và bệnh tật.
Lợi ích cho giai đoạn mãn kinh & hậu mãn kinh: Những nghiên cứu lớn cho thấy Vitamin E có thể giảm các biến cố đột quỵ ở phụ nữ sau mãn kinh. Vitamin E cũng đã được chứng minh giúp giảm chứng bốc hỏa, thoái hóa điểm vàng cũng như là các bệnh về tim mạch ở phụ nữ mãn kinh.
Phòng chống ung thư: Thông thường, những người mắc bệnh ung thư có lượng Vitamin E thấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm Vitamin E, có thể liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Thoái hóa khớp: Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng vitamin E có thể hữu ích trong việc giảm đau bằng cách giảm viêm ở bệnh nhân thoái hóa khớp.
Sức khỏe đôi mắt: Vitamin E làm giảm viêm màng bồ đào của mắt. Điều này có thể giúp duy trì sự rõ ràng của thị giác, cũng như giảm khả năng bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Ngăn ngừa các bệnh viêm như viêm tụy, viêm khớp và viêm ruột.
Làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như sưng vú và đau.
Kết hợp Vitamin E vào chế độ ăn uống hàng ngày
Một trong những cách tốt nhất để nạp nhiều vitamin chống oxy hóa này vào cơ thể là thông qua các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm phổ biến nhất chứa hàm lượng vitamin E cao là rau lá xanh, dầu thực vật, ngũ cốc và các loại hạt.
Những thực phẩm sau đây đặc biệt giàu vitamin E:
Nguồn: Internet
Những rủi ro khi sử dụng Vitamin E
Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học, người trưởng thành khỏe mạnh có thể uống tối đa 1.000 mg vitamin E mỗi ngày. Khi dùng trong thực phẩm, không có bằng chứng về bất kỳ rủi ro nào trong việc tiêu thụ quá nhiều Vitamin E. Tuy nhiên, sử dụng Vitamin E như một chất bổ sung có thể gây ra phản ứng dị ứng khi kết hợp với các loại thuốc khác. Liều cực cao có thể cản trở cơ thể hấp thu các vitamin khác và thực nghiệm đã cho thấy ở mức độ độc tính sẽ làm cho thời gian đông máu tăng lên. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi tiêu thụ vitamin E ở dạng bổ sung.
Lược dịch từ nguồn: http://www.antioxidants.org/vitamin-e
References and Other Resources:
Institute of Medicine (U.S.). Panel on Dietary Antioxidants and Related Compounds, Institute Of Medicine, Dietary Reference Intakes: Vitamin C, Vitamin E, Selenium, and Carotenoids, National Academy Press, Washington, DC, 2000.
Jialal, I. and Fuller, C.J., “Effect of vitamin E, vitamin C and beta-carotene on LDL oxidation and atherosclerosis,” Canadian Journal of Cardiology, 1995; 11 Suppl G:97G-103G, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7585302.
National Standard Patient Monograph, “Vitamin E,” National Standard Research Collaboration, 2009,